05-08-2017 10:33:03
BÀI VIẾT
57
Những lỗi cơ bản của máy in tem nhãn mã vạch và cách khắc phục
Trong công nghiệp, văn phòng, siêu thị, xưởng sản xuất hiện nay đều dùng máy in mã vạch để in các loại tem nhãn mã vạch để quản lý hàng hóa sản phẩm, vì thế máy in mã vạch là công cụ không thể thiếu đối với hàng hóa sản phẩm.
Mặc dù vậy, máy in mã vạch cũng chỉ là một thiết bị và trong quá trình sử dụng sẽ có những lúc máy bị hư hỏng, trục trặc kỹ thuật làm gián đoạn tới quá trình sản xuất.
Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn nhận biết được các lỗi, hư hỏng thường gặp của một chiếc máy in mã vạch cũng như cách sửa chữa các lỗi này.
Những lỗi cơ bản của một chiếc máy in mã vạch thường gặp

1. Lỗi không nhận giấy
Đây là lỗi đầu tiên phải kể đến bởi nhiều khách hàng có thắc mắc rằng: tại sao máy còn mực và còn giấy mà máy không nhận được và báo hết giấy. Lỗi này có tới 90% là do sensor, trong trường hợp này có thể do mắt đọc sensor bị bám bụi hoặc bởi 2 thanh kẹp giấy chưa được đặt đúng vị trí. Lúc này bạn hãy làm sạch sensor bằng khăn mềm, đặt lại 2 thanh kẹp giấy cho vừa kích thước của tem in mã vạch. Sau đó tắt nguồn, một tay ấn FEED, một tay ấn mở nguồn và giữ nguyên cho tới khi giấy chạy ra rồi FEED thử một con tem để check lại, nếu chạy ra 1 con tem là ok rồi.
2. Lỗi hỏng đầu in mã vạch
Lỗi này do bạn sử dụng máy in mã vạch với cường độ quá cao trong một thời gian dài hoặc do bạn sử dụng giấy và mực in không thích hợp nên đầu in mã vạch bị hỏng gây nên tình trạng trầy xước mã vạch làm sai thông tin mã vạch. Cách khắc phục trong
trường hợp này là lấy bông hoặc vải mềm lau đầu in mã vạch với cồn theo một chiều, nếu in thử mà vẫn bị trầy xước thì bạn nên thay đầu in mã vạch mới.
3. Lắp sai mực in
Khi lắp sai mực in sẽ không có mực trên mã vạch. Mực in mã vạch có 2 dạng OUT và IN, OUT là mặt mực nằm ngoài còn IN là mặt mực nằm trong, bạn hãy khắc phục như sau: lắp lại mực in sao cho mặt mực tiếp xúc với bề mặt cần in.
4. Trục roller bị mòn
Trong quá trình in máy phát ra tiếng kêu hoặc trục không xoay được chính là bởi trục roller đã bị mòn. Trường hợp này bạn phải vít chặt trục hoặc nới lỏng trục, nếu làm vậy mà vẫn có tiếng kêu và trục không quay được thì tiến hành thay trục roller mới.
Đó là 4 lỗi cơ bản thường gặp khi sử dụng máy in mã vạch, chỉ cần bạn để ý một chút sẽ thấy rõ lỗi của máy và có thể khắc phục lỗi nhanh chóng nếu bạn biết cách.
Cách bảo quản máy in mã vạch.
Tuy dùng lâu máy sẽ bị hỏng nhưng để tăng tuổi thọ cho máy in mã vạch thì bạn cần biết vài điều sau.
1. Không sử dụng mực kém chất lượng
Mực kém chất lượng thường bị vón cục, màu mực nhạt, chứa nhiều tạp chất làm tắc ống dẫn mực và giảm tốc độ in của máy.
2. Luôn giữ giấy decal sạch sẽ và khô thoáng
Nhiệt độ cao sẽ làm bong tróc giấy dán bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình in, giấy bị bẩn, dính bụi bặm, ẩm ướt làm giảm chất lượng in.
3. Môi trường
Phải luôn để máy ở nơi kín không có bụi, nơi khô ráo, phải luôn đậy nắp để che chắn bụi làm ảnh hưởng chất lượng in.
4. Cách vệ sinh máy in mã vạch
Dùng khăn mềm ướt lau máy hoặc dùng bông gòn thấm cồn lau máy.
5. Ngoài ra bạn nên chọn loại mực in và giấy in chất lượng tốt, chọn loại tương thích với máy in để không làm giảm chất lượng in cũng như làm hỏng hóc máy in.